Tìm hiểu về bệnh Viêm gan siêu virus B

Viêm gan siêu Virut B hay còn gọi là :Siêu vi viêm gan B (SVVG B) là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hiện có khoảng 350 triệu người mang siêu vi B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á.

1. Bệnh viêm gan siêu virus B lây qua đường nào?

Siêu vi viêm gan B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng là:

  • Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
  • Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.
  • Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
  • Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
  • Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B.
 

2. Diễn biến tự  nhiên bệnh viêm gan B

2.1. Nhiễm trùng cấp tính

Nhiễm viêm gan siêu vi B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu.

2.2. Nhiễm trùng mạn tính

90% trường hợp nhiễm viêm gan siêu vi B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành “người mang trùng mạn tính”.

Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan , có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.

Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy, các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.

3. Chẩn đoán viêm gan siêu vi B

3.1. Xét nghiệm máu

Bệnh viêm gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại bệnh viện hoặc phòng khám bệnh. Cũng có thể tình cờ phát hiện bệnh tại Trung Tâm Truyền Máu-Huyết Học khi bạn tới cho máu. Xét nghiệm HBsAg dương tính có thể do:

1. Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển: Siêu vi đang nhân đôi, đang tăng sinh, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan.

2. Nhiễm trùng đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã tiếp xúc với viêm gan B trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và thải trừ hoàn toàn siêu vi B.

3. Người lành mang mầm bệnh: Ðó là những trường hợp không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể. Họ mang siêu vi B trong người và có thể truyền sang người khác, mặc dù bản thân họ không có biểu hiện bệnh.

3.2. Khám chuyên khoa Gan

Nếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, bạn nên đến gặp Bác Sỹ có kinh nghiệm để được khám bệnh và phân tích kỹ hơn. Lúc này, cần xác định liệu có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không. Nếu có, cần làm thêm:

  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
  • Siêu âm gan: Phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
  • Nên làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan, đồng thời tìm HBV DNA trong máu.

4. Chế độ ăn cho người nhiễm viêm gan siêu vi B

Nếu Bạn là người lành mang mầm bệnh, Bạn nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B . Khi có xơ gan, Bác Sỹ khuyên bạn nên giảm muối trong chế độ ăn.

5. Lối sống cho người nhiễm viêm gan siêu vi B

Người bị nhiễm SVVG B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh. Mối lo này hoàn toàn hợp lý bởi vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình dục. Hiện nay, đã có vắc-xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh (bạn tình, trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc.).

Dù sao, người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng thích hợp, ví dụ nếu bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

6. Ðiều trị viên gan siêu vi B

Tùy theo quyết định của Bác Sỹ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực. Mục đích điều trị nhằm:

  • Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
  • Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.

Điều trị đặc hiệu

Thuốc điều trị viêm gan B đặc hiệu hiện nay là Interferon alpha:

- Interferon alpha là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virus. Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể.

Interferon alpha (biệt dược là Roferonl – A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Khi bắt đầu điều trị, hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi trong vài giờ, gọi là hội chứng giả cúm.

Những biểu hiện này là do Interferon khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi giống như khi bạn mắc bệnh cúm vậy. Về sau, tác dụng phụ này sẽ bớt dần. Uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm thuốc sẽ hạn chế biểu hiện đó. Nên tiêm thuốc vào buổi tối để hôm sau bạn có thể làm việc bình thường.

Mặc dù là thuốc điều trị đặc hiệu nhưng hiện nay tỷ lệ làm mất virus của interferon alpha cũng chỉ đạt 40 – 50%, hơn nữa giá thành thường rất đắt (khoảng 150 triệu cho một liệu trình điều trị 06 tháng) do đó khó phù hợp với đại đa số nhu cầu của bệnh nhân, nhất là những người nghèo.

- Lamivudin: Có hiệu năng kháng virus. Khi dùng đủ liệu trình thì dấu hiệu lâm sàng mất đi, ALT trở về bình thường, lượng virus (HBV DNA) giảm, hình ảnh mô học gan cải thiện. Thời gian đạt được mục tiêu này lệ thuộc vào từng người, ít nhất là 1 năm, trung bình 2 năm, có khi kéo dài tới 3 năm, nếu tái phát còn có thể dùng lại. Trước năm 2000, lamivudin được xem là thuốc đầu tay (rẻ tiền, dùng đường uống, tiện lợi). Nhưng hiện nay tỷ lệ kháng lamivudin lên tới 70% (lamivudin bị kháng thuốc theo kiểu gen) nên hiện không được ưa dùng nhiều. Tuy nhiên, cũng có khoảng 20% người bệnh hầu như không bị kháng thuốc. Cần lưu ý điều này để có thể dùng lamivudin cho người có khả năng đáp ứng, nhất là với người kinh tế khó khăn (lamivudin vẫn là thuốc có giá rẻ).

+ Adefovir, entecavi, telbivudin: Thời gian đạt được mục tiêu điều trị ngắn hơn lamivudin. Tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn lamivudin và có hiệu quả với những người bệnh đã kháng với lamivudin.

+ Tenofovir: Là thuốc mới nhất được EU (Mỹ) mới cho dùng năm 2008. Qua các nghiên cứu cho thấy tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mức đạt được hiệu quả và chưa bị kháng thuốc.

+ Dùng phối hợp thuốc: Mấy năm gần đây, có một số nghiên cứu phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan siêu vi B. Phối hợp chất tăng cường miễn dịch (interferon- pegylat) với chất kháng virus (lamivudin) cho kết quả tốt hơn dùng mỗi thứ riêng lẻ, nhưng phối hợp hai chất kháng virus thì cho kết quả không đều. Chẳng hạn dùng lamivudin+ adefovir với người đã bị kháng lamivudin thì tính trên người dùng có 80% có đáp ứng, 80% giảm HBV DNA đến mức không phát hiện được, 84% ALT trở lại bình thường.

Sau khi ngừng dùng 3 năm không nhận thấy có sự bùng nổ đảo ngược về virut hay lâm sàng học, không hình thành sự đề kháng kiểu gen, không mất bù trừ ở người xơ gan. Nhưng có trường hợp không cho kết quả tốt hơn. Chẳng hạn: dùng lamivudin+ telbivudin thì tốt hơn dùng riêng lamivudin nhưng lại không tốt hơn dùng riêng telbivudin. Vì sự phối hợp chưa ổn định, hơn nữa làm tăng chi phí điều trị nên các nghiên cứu này chưa áp dụng lâm sàng.

Khi nào ngừng dùng thuốc?

Tải lượng HBV càng cao (số lượng bản sao HBVDNA/1ml máu lớn) thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan càng lớn. Tải lượng HBV là yếu tố tiên đoán độc lập cho sự phát triển xơ gan, ung thư gan. Nồng độ ALT càng cao thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan cũng càng lớn.

Vì thế, khi điều trị viêm gan siêu vi B mạn, cần đưa HVN DNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngừng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, cần theo dõi định kỳ, kể cả người bệnh mà khi ngừng điều trị HBV DNA ở ngưỡng thấp.

Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng thuốc của bệnh viêm gan siêu vi B. Sau khi kết thúc điều trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc

MÁCH BẠN SẢN PHẨM LIVER FORMULA ĐƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ CÀ GAI LEO, MẬT NHÂN,... CHUYÊN BIỆT CHO NGƯỜI BỊ BỆNH GAN

1. Thành phần của thuốc bổ gan Liver Formula

290 mg chiết xuất hỗn hợp thảo mộc tương đương:

  • Cà gai leo: 2000mg
  • Diệp hạ châu: 1000mg
  • Mật nhân: 1000mg
  • Hoàng kỳ: 600mg
  • Đan sâm: 600mg
  • Chi tử: 600mg
  • Chiết xuất nấm linh chi: 60mg

2. Thuốc bổ gan Liver Formula có tác dụng gì?

  • Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan
  • Giải độc gan
  • Hạn chế tác hại của bia rượu, thuốc, ảnh hưởng đến gan

3. Những ai nên dùng thuốc bổ gan Liver Formula?

  • Người viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao.
  • Người chức năng gan suy giảm với các biểu hiện: Mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu, vàng da mẩn ngứa.
  • Người uống nhiều bia rượu, dùng thuốc chữa bệnh có hại cho gan.

 

Chi tiết về sản phẩm và chương trình khuyến mại/tặng quà quý khách vui lòng xem TẠI ĐÂY!

TAGBệnh viêm gan siêu virus BViêm gan siêu vi BViêm gan BViêm gan virusBệnh viêm gan b là gìBệnh viêm gan bThuốc điều trị viêm gan

Ý kiến của bạn

code

Tin liên quan

Comment mới nhất

Tin liên quan

  • Triệu chứng thường gặp khi bị viêm gan B mãn tính

    Viêm gan siêu vi B mạn tính là tình trạng bệnh nhân không thể loại bỏ siêu vi viêm gan B ra khỏi cơ thể sau khi nhiễm bệnh giai đoạn cấp tính và tiếp tục nhiễm siêu vi trong tế bào gan kéo dài gần như suốt đời

  • Lời khuyên cho người bị nhiễm virus viêm gan B

    Viêm gan virút B là bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus viêm gan B (HBV=Hepatitis B virus) gây nên. Bệnh có thể bị nhiễm qua đường máu như tiêm chích, truyền máu, nhổ răng, châm cứu, làm móng, hay các thủ thuật xâm lấn… bởi các dụng cụ bị nhiễm virút. Ngoài ra, nhiễm trùng HBV còn có thể xảy ra qua con đường tình dục, mẹ truyền cho con trong quá trình sinh nở…

  • Biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B

    Bệnh viêm gan siêu vi B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, qua đường tình dục, qua việc truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, dùng chung kim tiêm, người ta còn có thể bị nhiễm siêu vi B vì xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai… với vật dụng không được vô trùng.

  • Bệnh Viêm gan B

    Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.

Địa chỉ nhà thuốc uy tín

  • Nhà thuốc Viện Quân Y

    Đ/c: Số 104 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Hà Nội
    Đ/t: 024. 3998.16.99

    Website: nhathuocvienquany.com

  • Siêu Thị Thảo Dược

    Đ/c: Số 39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, HN
    Đ/t: 0969 023 026

    Website: sieuthithaoduoc.com

  • Nhà thuốc Y Dược Quân Đội

    104 phùng hưng, hà đông, Hà Nội
    Đ/T: 0969 023 026

    Website: yduocquandoi.com

  • Nhà thuốc Fucoidan Chính Hãng

    39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Đ/T: 0832.030303

    Website: fucoidanchinhhang.com

Viên dạ dày plus học viện quân y
scroll