Bệnh Viêm gan B

Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.

1. Mô tả bệnh

Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.

Nhiều người bị nhiễm bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.

Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.” Theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20 tới 30% trong số 1.25 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đã mắc bệnh trong thời thơ ấu.

2. Nguyên nhân bị nhiễm bệnh viên gan B

Bạn có thể có nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi B nếu:

  • Công việc của bạn có tiếp xúc với máu người.
  • Chung sống với người bị nhiễm siêu vi viêm gan B mạn tính
  • Sinh hoạt tình dục với người nhiễm siêu vi viêm gan B. Có nhiều bạn tình.
  • Truyền máu mà không kiểm tra đầy đủ các xét nghiệm về siêu vi viêm gan B
  • Có cha mẹ sinh ra ở châu Á, châu Phi, vùng lòng chảo Amazone ở Nam Mỹ, những đảo vùng Thái Bình Dương, Đông Âu hoặc Trung Đông.
  • Được sinh ra trong những vùng kể trên.
  • Được nhận làm con nuôi từ những vùng kể trên.
  • Là dân cư vùng Alaska.
  • Bị bệnh hemophilia
  • Là một bệnh nhân hoặc là làm việc trong các Bệnh Viện ở các nước đang phát triển.
  • Là một tù nhân trong thời gian dài.
  • Đi du lịch đến những vùng có tỉ lệ bệnh lưu hành (prevalence) siêu vi viêm gan B cao.

3. Triệu chứng của bệnh viên gan B

Đa số người lớn và trẻ em bị viêm gan siêu vi B đều không có triệu chứng. Khi kết quả xét nghiệm cho thấy họ đang có bệnh, họ tỏ ra rất ngạc nhiên.

Trong trường hợp có triệu chứng, có thể bệnh nhân sẽ có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

- Chán ăn

- Vàng da, vàng mắt

- Buồn nôn, ói mửa.

- Sốt nhẹ

- Uể oải, mệt nhọc, không thể làm việc trong hàng tuần hoặc hàng tháng.

- Đau bụng và/hoặc đau khớp.

- Tiểu sậm màu.

4. Biến chứng của bệnh viên gan B

Viêm gan B mạn tính cuối cùng có thể dẫn tới biến chứng nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Xơ gan dẫn tới nhiều biến chứng khác như chảy máu thực quản và cổ trướng. Khi các chất độc tích lũy trong máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh dẫn đến lú lẫn và hôn mê trong bệnh não gan. Nguy cơ nhiễm khuẩn  mạn và chết vì xơ gan, suy gan và ung thư gan tỷ lệ nghịch với độ tuổi bị nhiễm HBV. Những người nhiễm HBV mạn tính đều dễ nhiễm một chủng virut viêm gan khác là viêm gan D

5. Phòng ngừa bệnh viên gan B

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp  với máu dịch tiết từ người nhiễm bệnh: Không dùng chung chén bát, đũa, ly,…với người bệnh.
  • Áp dụng phương pháp quan hệ tình dục  an toàn, sử dụng bao cao su  là tốt nhất.
  • Không sử dụng chung kim tiêm và các vật dụng cá nhân  khác.
  • Sử dụng găng tay khi tiếp xúc với máu người bệnh
  • Tiêm chủng vaccine phòng viêm gan
  • Từ bỏ bia rượu nếu không muốn bệnh gan tiến triển xấu nhanh chóng hơn

6. Chẩn đoán bệnh viên gan B

Chỉ có các Xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định bạn hiện đang bị viêm gan siêu vi B, đã khỏi bệnh, là người mang virus mạn tính, hoặc có thể cảm nhiễm với viêm gan siêu vi B.

Có 3 xét nghiệm máu căn bản trong viêm gan siêu vi B như sau:

  • HBsAg (hepatitis B surface antigen-kháng nguyên bề mặt của HBV): khi dương tính có nghĩa là bạn hiện đang bị nhiễm HBV và có khả năng truyền bệnh cho người khác (không hẳn là đang bị viêm gan siêu vi B)

  • Anti-HBc or HBc-Ab (antibody to hepatitis B core antigen-kháng thể đối với kháng nguyên lõi cúa HBV): khi xét nghiệm này dương tính, có thể là bạn đã bị nhiễm HBV . Giải thích xét nghiệm này rất phức tạp, bởi  vì nó thường dương tính giả, và có thể phải cần đến kết quả của các xét nghiệm khác để diễn giải chính xác.

  • Anti-HBs or HBs-Ab (antibody to hepatitis B surface antigen-kháng thể đối với kháng nguyên bề mặt của HBV):  khi dương tính có nghĩa là bạn đã được miễn dịch với VGSV B; bạn đã bị bệnh trong quá khứ, sẽ không bị lại nữa, và không thể truyền bệnh cho người khác. Xét nghiệm này cũng dương tính sau khi bạn đã tiêm vaccin ngừa VGSV B

7. Chữa trị bệnh viên gan B

Dùng thuốc, phẫu thuật:

Viêm gan virut B luôn là vấn đề có tính thời sự, nhất là ở các nước châu Á và châu Phi. Viêm gan virut B là một bệnh truyền nhiễm ở người do virut viêm gan B (HBV) gây nên và là một bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới đã từng bị nhiễm HBV với khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính (HBsAg dương tính). Hằng năm trên thế giới có khoảng hơn một triệu người tử vong do biến chứng của VGB mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối. Mục đích điều trị VGB mạn tính là làm sạch virut, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan. Tuy nhiên, để điều trị VGB mạn tính có kết quả và thành công là một vấn đề hết sức nan giải.

Với mục tiêu trên, cho đến tháng 12/2006 đã có 4 loại thuốc điều trị HBV đã được Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận là: interferon, lamivudin, adeforvir và entercavir.

- Interferon: Interferon có hai loại a và b trong đó interferon a là thuốc sử dụng khá rộng rãi trong điều trị VGB và viêm gan mạn tính hơn một thập kỷ nay. Cơ chế tác dụng kháng virut của interferon a đã được biết khá rõ.

Tuy nhiên, tác dụng kháng virut này là không đặc hiệu và hiệu quả tác dụng cũng còn hạn chế. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng interferon a liều 3-5 triệu UI trong thời gian 4-6 tháng chỉ khoảng 30-40% chuyển đảo huyết thanh và khoảng 10% mất HBV-DNA. Tuy nhiên, sau ngừng thuốc một thời gian gần 5% bệnh nhân tái phát, xuất hiện HBV- DNA trở lại, mặt khác interferona nhiều tác dụng phụ, cần điều kiện bảo quản khá nghiêm ngặt (nhiệt độ từ 2 - 8oC), nên khi vận chuyển đi xa gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, người ta đã sản xuất và sử dụng peg interferona - 2a để điều trị Viêm gan virut B, tuy nhiên giá thành đắt và có nhiều phản ứng phụ.

- Lamivudin: Là loại thuốc tương đồng nucleoside được  sử dụng điều trị viêm gan B mạn tính từ 10 năm nay. Lamivudin cũng tương tự  như các chất nucleoside gây ức chế quá trình tổng hợp DNA của virut. Sử dụng lamivudin liều 100mg hằng ngày sau 12 tháng thấy  tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh là 16 - 18% (so với nhóm giả dược chỉ có 4 - 6% chuyển đảo huyết thanh).

Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng hiện tượng kháng thuốc xảy ra tỷ lệ thuận với thời gian dùng thuốc. Sau 4 năm sử dụng tỷ lệ  kháng thuốc lên tới 70% và hơn nữa, khả năng tái phát sau khi dùng thuốc là khá cao. Thuốc ít độc, dùng kéo dài gây tốn kém.

- Adeforvir: Cũng là thuốc thuộc nhóm tương đương nucleoside được sử dụng nhiều nước trên thế giới và được nhập vào Việt Nam từ tháng 11/2004. Thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virut. Người ta nhận thấy tỷ lệ kháng thuốc của adeforvir ngày càng cao và có những cơn bùng phát viêm gan cấp và nặng trên bệnh nhân ngừng thuốc.

- Entercavir (tên thương mại của Baraclude) là một đồng đẳng nucleoside, một chất guanosine có hoạt tính chọn lọc kháng lại HBV. Tên hóa học của entecavir là 2 - amino – 1,9- dihydro - 9[(1S,3R,4S) – 4hydroxy – 3 –(hydroxymethyl) – 2 menthylenecyclopentyl]  6 H – purin – 6 – one, monohydrate. Công thức phân tử là C12H15N5O3-H2O trọng lượng phân tử 295,3 . Entecavir được sử dụng trong điều trị viêm gan B từ đầu năm 2005, tỷ lệ kháng thuốc chưa thấy công bố sau 2 năm điều trị.

Song, cũng có một số ít trường hợp kháng thuốc được phát hiện ở những ca đã kháng lamivudin. Đây là loại thuốc điều trị  viêm gan B mạn tính bằng cách giảm số lượng virut, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Thuốc chống virut với cơ chế tác dụng ức chế chọn lọc cả giai đoạn tổng hợp trong quá trình nhân bản (khởi đầu, sao chép ngược và tổng hợp ADN) của HBV trong gan. Baraclude được chỉ định điều trị cho người lớn có bằng chứng virut đang sao chép hoặc bị tăng dai dẳng các aminotranserase huyết thanh (ALT hoặc AST), hay bệnh đang hoạt động về phương diện mô học. Thời gian điều trị tùy theo đáp ứng, thường là từ 24-48 tuần.

Gần đây, FDA chấp thuận đưa vào dược phẩm mới chống virut có tên gọi telbivudin, thuốc có ít tác dụng phụ, sau 2 năm thử nghiệm đã tỏ ra có hiệu quả. Thuốc một mặt chữa trị tốt hơn, mặt khác lại có tác dụng tốt với các trường hợp đã kháng với các thuốc trước đó. Ngoài ra, ưu điểm của telbivudin là có thể kết hợp với các dược phẩm cũ đã được sử dụng để điều trị diệt virut viêm gan B tốt hơn. Thuốc hiện mới được bán ở Mỹ, trong tương lai gần sẽ được bán rộng rãi ở các thị trường dược trên thế giới. Việc phát hiện qua các triệu chứng như mệt mỏi, ngứa, sốt nhẹ, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu... và qua xét nghiệm chứng minh  cần được chữa trị kịp thời tránh chuyển sang mạn tính. Các thuốc trên đây thực chất không thể chữa trị được dứt điểm bệnh gan đã mắc

mà chỉ có vai trò ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại của virut cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi. Tốt nhất  và trước tiên phải biết giữ gìn cho gan khỏe mạnh.

Chế độ ăn uống:

Các virut gây viêm gan lưu hành hiện nay có 6 loại, bao gồm: virut viêm gan A, B, C, D, E, F và G, riêng virut viêm gan F đang được coi là biến thể của virut viêm gan B. Trong các loại virut gây viêm gan thì virut viêm gan B là nguy hiểm nhất vì khả năng lây nhiễm của virut viêm gan B rất cao (gấp 10 lần viêm gan C và 100 lần HIV) và tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư khá lớn, do virut âm thầm tàn phá tế bào gan.

Cũng như các loại bệnh do virut khác, cho đến nay y học vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan do virut.

Virut tồn tại trong người bệnh nhân suốt đời. Đây là nguồn lây bệnh chính cho gia đình và cộng đồng, nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và giữ gìn, kiêng khem kỹ càng.

Về dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; khi ốm cần phải sử dụng thuốc phải hỏi ý kiến thầy thuốc để bảo đảm rằng loại thuốc đó không gây độc cho gan.

Thêm nữa, phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan

MÁCH BẠN SẢN PHẨM LIVER FORMULA ĐƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ CÀ GAI LEO, MẬT NHÂN,... CHUYÊN BIỆT CHO NGƯỜI BỊ BỆNH GAN

1. Thành phần của thuốc bổ gan Liver Formula

290 mg chiết xuất hỗn hợp thảo mộc tương đương:

  • Cà gai leo: 2000mg
  • Diệp hạ châu: 1000mg
  • Mật nhân: 1000mg
  • Hoàng kỳ: 600mg
  • Đan sâm: 600mg
  • Chi tử: 600mg
  • Chiết xuất nấm linh chi: 60mg

2. Thuốc bổ gan Liver Formula có tác dụng gì?

  • Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan
  • Giải độc gan
  • Hạn chế tác hại của bia rượu, thuốc, ảnh hưởng đến gan

3. Những ai nên dùng thuốc bổ gan Liver Formula?

  • Người viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao.
  • Người chức năng gan suy giảm với các biểu hiện: Mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu, vàng da mẩn ngứa.
  • Người uống nhiều bia rượu, dùng thuốc chữa bệnh có hại cho gan.

 

Chi tiết về sản phẩm và chương trình khuyến mại/tặng quà quý khách vui lòng xem TẠI ĐÂY!


Theo Ds Minh Tâm

TAGBệnh viêm gan siêu virus BViêm gan BViêm gan virusBệnh viêm gan B là gìThuốc chữa bệnh viêm ganThuốc bổ gan

Ý kiến của bạn

code

Tin liên quan

Comment mới nhất

Sản phẩm liên quan

Tin liên quan

  • Cà Gai Leo: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Tốt Nhất

    Theo đông y cà gai leo được biết đến là một loại dược liệu chữa các bệnh lý về gan cực kỳ hiệu quả và ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học hiện đại, cây cà gai leo ngày càng chứng minh được hiệu quả phòng và chữa bệnh.

  • Triệu chứng thường gặp khi bị viêm gan B mãn tính

    Viêm gan siêu vi B mạn tính là tình trạng bệnh nhân không thể loại bỏ siêu vi viêm gan B ra khỏi cơ thể sau khi nhiễm bệnh giai đoạn cấp tính và tiếp tục nhiễm siêu vi trong tế bào gan kéo dài gần như suốt đời

  • Lời khuyên cho người bị nhiễm virus viêm gan B

    Viêm gan virút B là bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus viêm gan B (HBV=Hepatitis B virus) gây nên. Bệnh có thể bị nhiễm qua đường máu như tiêm chích, truyền máu, nhổ răng, châm cứu, làm móng, hay các thủ thuật xâm lấn… bởi các dụng cụ bị nhiễm virút. Ngoài ra, nhiễm trùng HBV còn có thể xảy ra qua con đường tình dục, mẹ truyền cho con trong quá trình sinh nở…

  • Biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B

    Bệnh viêm gan siêu vi B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, qua đường tình dục, qua việc truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, dùng chung kim tiêm, người ta còn có thể bị nhiễm siêu vi B vì xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai… với vật dụng không được vô trùng.

  • Tìm hiểu về bệnh Viêm gan siêu virus B

    Viêm gan siêu Virut B hay còn gọi là :Siêu vi viêm gan B (SVVG B) là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hiện có khoảng 350 triệu người mang siêu vi B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á.

Địa chỉ nhà thuốc uy tín

  • Nhà thuốc Viện Quân Y

    Đ/c: Số 104 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Hà Nội
    Đ/t: 024. 3998.16.99

    Website: nhathuocvienquany.com

  • Siêu Thị Thảo Dược

    Đ/c: Số 39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, HN
    Đ/t: 0969 023 026

    Website: sieuthithaoduoc.com

  • Nhà thuốc Y Dược Quân Đội

    104 phùng hưng, hà đông, Hà Nội
    Đ/T: 0969 023 026

    Website: yduocquandoi.com

  • Nhà thuốc Fucoidan Chính Hãng

    39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Đ/T: 0832.030303

    Website: fucoidanchinhhang.com

Viên dạ dày plus học viện quân y
scroll